Việt Nam Tập thể lãnh đạo

Tại Việt Nam nguyên tắc tập thể lãnh đạo còn được gọi là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, là nguyên tắc lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam gần như không có 1 lãnh đạo tối cao bởi quyền lực được san sẻ tập trung cho bốn vị trí cao nhất trong chính quyền là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội cùng với các tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thưBan chấp hành Trung ương.

Trong Cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách (ngày 23 tháng 9 năm 1948) của chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tức là dân chủ tập trung." (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, tr.619 - 621).

Trong bài viết này chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng một người dù khôn ngoan đến đâu, cũng chỉ trông thấy một số mặt của vấn đề; vì vậy cần tổng hợp sự xem xét của nhiều người để xét rõ mọi mặt của vấn đề, cho nên mới cần lãnh đạo tập thể. Không lãnh đạo tập thể sẽ dẫn đến "bao biện, độc đoán, chủ quan". Sau khi định rõ kế hoạch rồi cần giao công việc cho một hoặc một số ít người thi hành theo kế hoạch đó, gọi là cá nhân phụ trách. Nếu không có cá nhân phụ trách thì người ta sẽ đùn đẩy lẫn nhau, không ai thi hành, như câu nói "nhiều sãi không ai đóng cửa chùa", sinh ra sự "bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ". Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải đi kèm với nhau.

Nguyên tắc được áp dụng triệt để vào công việc tổ chức hành chính của Việt Nam, như Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, các Ban ngành... Quyền lực tối cao của Nhà nước không tập trung về một người nhất định mà thông qua nhóm, Bộ Chính trị là cơ quan quyền lực tối cao của Việt Nam, Tổng Bí thư được coi là người phụ trách tập thể.[cần dẫn nguồn]

Liên quan